Một số cách này có hiệu quả trong việc khắc phục tình trạng mắt đỏ do bệnh khô mắt

Khô mắt là tình trạng một người không có đủ nước mắt để làm ướt mắt. Thông thường, mỗi khi bạn chớp mắt, nước mắt sẽ được phân bổ trên toàn bộ bề mặt của mắt (giác mạc). Nước mắt hoạt động như một chất bôi trơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng mắt, tống khứ dị vật ra ngoài và tạo một lớp phủ mịn trên giác mạc để chúng ta có thể nhìn rõ. Phần còn lại của nước mắt sẽ chảy qua kênh ở cuối mắt để ra sau mũi. Nếu quá trình sản xuất nước mắt hoặc dẫn lưu nước mắt vào mũi bị rối loạn, nó có thể gây khô mắt. [[Bài viết liên quan]]

Các triệu chứng khô mắt

Một số triệu chứng báo hiệu tình trạng khô mắt bao gồm:
  • mắt đỏ
  • đau mắt
  • Ngứa mắt
  • Mắt có cảm giác dính khi thức dậy
  • Nhìn mờ trở lại bình thường sau một cái nháy mắt
  • Cảm giác có dị vật trong mắt
  • Chảy nước mắt

Nguyên nhân gây khô mắt

Nguyên nhân phổ biến nhất của khô mắt là tình trạng chảy nước mắt. Cả số lượng và chất lượng nước mắt đều có ảnh hưởng đến tình trạng khô mắt này.

1. Số lượng nước mắt không đủ

Khi chúng ta già đi, sản xuất nước mắt giảm. Một số bệnh và tác dụng phụ của thuốc cũng có thể làm giảm tiết nước mắt. Các bệnh có thể làm giảm sản xuất nước mắt bao gồm viêm mí mắt, tiểu đường, rối loạn tuyến giáp và viêm khớp dạng thấp. Sử dụng thuốc chữa dị ứng, thuốc thông mũi, và thuốc cao huyết áp có thể khiến nước mắt ít hơn. Các yếu tố môi trường, chẳng hạn như tiếp xúc với gió hoặc thời tiết khô, cũng có thể làm giảm lượng nước mắt bằng cách tăng bay hơi nước mắt.

2. Chất lượng nước mắt không tốt

Nước mắt bao gồm một lớp dầu, nước và chất nhầy. Lớp dầu rất quan trọng để ngăn cản sự bay hơi của màng nước, trong khi lớp chất nhầy tạo điều kiện cho nước mắt phân phối khắp giác mạc. Nếu lượng từng thành phần không cân bằng, có thể bị khô mắt

Cách khắc phục mắt đỏ do khô mắt

Để điều trị mắt đỏ do tình trạng khô mắt, bạn có thể làm như sau:
  • Thêm nước mắt. Có thể tăng số lượng nước mắt bằng cách sử dụng các loại thuốc chứa nước mắt nhân tạo không kê đơn. Những loại thuốc nhỏ mắt này có thể được sử dụng khi cần thiết như một chất bổ sung sản xuất nước mắt. Hãy chọn những loại thuốc không chứa chất phụ gia vì những chất phụ gia này có thể gây kích ứng mắt.
  • Ức chế sự thoát nước mắt. Giữ nước mắt lâu hơn có thể làm giảm các triệu chứng khô mắt. Điều này có thể được thực hiện bằng cách chặn các ống dẫn nước mắt bằng cách sử dụng một số loại nút silicon hoặc gel. Hoặc phẫu thuật để loại bỏ ống dẫn lưu nước mắt.
  • Tăng sản xuất nước mắt. Một số loại thuốc có thể làm tăng tiết nước mắt. Việc hấp thụ axit béo omega-3 cũng có thể hữu ích.
Trong khi đó, bạn cũng có thể thực hiện một số biện pháp tự chăm sóc tại nhà. Dưới đây là các hành động khác nhau mà bạn có thể tự mình thực hiện:
  • Nhớ chớp mắt và cho mắt nghỉ ngơi thường xuyên, đặc biệt khi đọc sách hoặc làm việc trên máy tính nhiều giờ.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với gió bằng cách không hướng máy sấy tóc, điều hòa, hoặc quạt trực tiếp vào mắt.
  • Tăng độ ẩm của không khí tại nơi làm việc và gia đình, sử dụng máy tạo độ ẩm.
  • Chú ý đến các điều kiện xung quanh bạn. Không khí trên máy bay hay ở độ cao khô hơn nên rất dễ gây khô mắt. Cố gắng nhắm mắt thường xuyên trong vài phút để giảm sự bay hơi của nước mắt.
  • Đặt máy tính hoặc điện thoại di động ngang tầm mắt. Nếu bạn đặt nó trên tầm mắt, mắt của bạn sẽ mở rộng hơn, khiến cho quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn.
  • Đeo kính râm khi ra ngoài trời để giảm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và gió khô.
  • Uống bổ sung omega-3.
  • Uống đủ nước (8-10 ly mỗi ngày).
  • Tránh hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc. Khói thuốc lá có thể khiến tình trạng khô mắt trở nên tồi tệ hơn.